| |||||||
Những thói quen này từng kéo dài hàng thế kỷ. Một số khác chỉ thưởng lãm cappuccino – thức uống nóng thơm ngon với lớp kem trên bề mặt, kèm thêm các hạt ca cao.
CÀ PHÊ PHA RƯỢU MẠNH
Người phương Đông đã biết dùng nhiều loại gia vị khác nhau, trong đó có đinh hương, quế để thêm vào cà phê từ thế kỷ 16. Còn người Tây phương ưa dùng ca cao, chocolate hoặc mù tạt để rắc lên cà phê.
Mặc dù rượu và cà phê không thực sự hài hòa với nhau nhưng tại châu Âu người ta từng có cách thưởng thức như thế này. Tại Normandy người ta hòa chung rượu mạnh Calvados và cà phê để nhận thấy một thức uống tuyệt ngon. Cũng có khi người ta dùng rượu táo. Người Ý còn dùng rượu oải hương (spike) để pha chung với cà phê và gọi thức uống này là corretto, từ này trong tiếng Ý nghĩa là “cải tiến và hoàn hảo”. Corretto còn có thể được pha chế với cognac, rất phù hợp trong những tháng mùa đông của châu Âu. Rượu nho (grappa) cũng được dùng để pha chung với cà phê – khi đó mùi hương cà phê có thể phần nào bị loãng đi nhưng thức uống êm ái và trở nên trọn vẹn hơn.
Rất khó có thể cưỡng lại sự hấp dẫn của các thức uống cà phê nói trên. Cà phê brulot cũng là một thức uống quyến rũ: một ít cognac pha chung với curacao, cam và chanh, quế và đường. Sau đó người ta cho cà phê đen vào và có một thức uống đậm đà hương vị. Tại thành phố Viên, người ta pha chế cà phê Kaisermelange trong những quán ngon nhất thành phố: lòng đỏ trứng hòa chung với cognac và một muỗng đường. Khách hàng nhấm nháp từ từ và thưởng thức như một loại rượu.
Cà phê pha chế kiểu Ai-len cũng nổi danh toàn cầu. Cách pha chế này được phát minh sau Thế chiến thứ II tại một quầy bar trong sân bay Shannon. Công thức truyền thống để pha chế kiểu Ai Len là: 2 lượng cà phê đen và 1 phần whisky, sau đó thêm một chút đường phèn (nâu) và trên cùng bề mặt là lớp kem dày. Mặc dù cà phê kiểu Ai-len thường được pha chế từ những hạt ngon nhất và rượu whisky tuyệt hảo nhưng bí quyết thành công của nó phụ thuộc đáng kể vào kem: kem phải bao phủ toàn bộ bề mặt của thức uống, và phải chọn thứ kem ngon nhất thế giới.
CẶP ĐÔI HOÀN HẢO
Mọi người đều biết rằng cà phê và chocolate rất hài hòa với nhau. Chẳng có gì ngạc nhiên khi tại Mỹ người ta dùng nhiều gia vị khác nhau cho cà phê nhưng chocolate vẫn là thứ phổ biến nhất. Các loại hương vị tiếp theo có thể kể đến là vanilla, quả phỉ (hazelnut) và quả mâm xôi (raspberry) – các hương vị/gia vị này thường sẵn có dưới dạng si-rô và dễ dàng pha chung với cà phê. Một số loại cà phê Mỹ còn được sản xuất với hương liệu cộng thêm ngay khi rang, do đó lúc pha chế thì sản phẩm đã sẵn có hương vị và tinh tế nhất vẫn là hương cam và chanh. Vào mùa hè thì người ta hay pha cà phê đá – chẳng có thức uống nào làm tươi mát cơ thể hơn cà phê đá. Ở Italy, loại phổ biến nhất là granita di caffe, nghĩa là cà phê lạnh được rót vào ly đá nghiền hoặc một biến thể khác là caffe freddo shakereto: espresso pha ngọt được lắc đều với nước đá trong một cái bình đậy kín, sau đó rót ra các ly thủy tinh cỡ lớn. Không quá khó để pha cà phê đá: cứ pha cà phê như bình thường, thêm đường nếu muốn rồi sau đó đặt vào tủ lạnh và thưởng thức khi nào bạn muốn. Lưu ý là nếu muốn dùng cà phê đá thì bạn hãy pha ít nước một chút.
Tuy nhiên chúng ta không nên quên rằng các hương vị chân thật nhất của cà phê luôn luôn có trong tách cà phê đen, được pha chế từ những hạt thu hoạch nơi núi đồi xa xôi của thế giới: hạt Sigri từ Tân Guine chẳng hạn. Dùng cà phê Sigri này pha chế trong các thiết bị kiểu Ý sẽ mang lại những hương vị tự nhiên nhất, gợi sự liên tưởng đến mùi chocolate và đinh hương. Nhà thơ mang tính biểu tượng của Pháp, Arthur Rimbaud – khoảng năm 1880 đã đi làm thương mại cà phê tại Harra và sau đó sang Aden – có lẽ cũng nhạy cảm với vấn đề này.
Cà phê ngon và tinh khiết cũng như những vần thơ: khi chúng ta thưởng lãm, trong trí não ta xuất hiện những hình ảnh đẹp như mơ.
Theo: CF - Thế giới Cà Phê
|
Home
VĂN HÓA CÀ PHÊ
Gia vị cho cà phê