Doanh nghiệp cà phê nội địa thua do chính sách




Việc hàng loạt doanh nghiệp cà phê bị quật ngã trong thời gian gần đây đã phơi bày những điểm yếu, trong đó có một phần trách nhiệm của quản lý nhà nước.
Mỗi năm, Việt Nam xuất khẩu trên 1,2 triệu tấn cà phê nhân nhưng năm cao nhất kim ngạch cũng chỉ đạt 2,4 tỷ USD, do 90% sản lượng chế biến kém, giá rẻ. Năm 2007, nhằm vươn tới phân khúc cà phê giá trị cao hơn, Chính phủ ban hành Nghị định 23/CP-NĐ để khuyến khích doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài (FDI) kinh doanh cà phê tại Việt Nam với điều kiện không thu mua trực tiếp từ nông dân mà chỉ đầu tư chế biến sâu.
Nhưng phần lớn doanh nghiệp FDI trong lĩnh vực cà phê không kinh doanh đúng quy định. Với lợi thế về vốn lớn, lãi suất thấp (chỉ 3,5 – 4,5%/năm), Doanh nghiệp FDI chủ yếu hoạt động đầu cơ buôn cà phê nhân với nhiều kiểu vượt rào Nghị định 23/CP-NĐ bằng cách thông qua các công ty TNHH trong nước. Sự không thống nhất về chính sách đã tạo cơ hội cho các doanh nghiệp FDI lách luật: Nghị định 23/CP-NĐ cấm Doanh nghiệp FDI mua hàng trực tiếp từ người nông dân, còn Luật Đầu tư thì không.
Ngoài ra, Doanh nghiệp cà phê trong nước chưa có khả năng bán hàng trực tiếp cho các nhà rang xay cà phê quốc tế nên buộc phải thông qua trung gian, đội thêm chi phí. Trong khi đó, Doanh nghiệp FDI không phải thông qua môi giới nên có thu mua với giá cao hơn và dễ dàng nắm được nguồn nguyên liệu.
Khi đã loại được các đối thủ nội địa, Doanh nghiệp FDI sẽ quay lại chi phối thị trường và tất nhiên giá mua sẽ do họ quyết định, khi đó người nông dân còn có lựa chọn nào khác hay không, khi bị ép giá?
Trước đây, Doanh nghiệp trong nước nắm 80% lượng cà phê xuất khẩu nhưng hiện nay chỉ còn 60%. Niên vụ 2010 – 2011, tại Đăk Lăk, Doanh nghiệp FDI thu mua và xuất khẩu hơn 180.000 tấn cà phê nhân. Tại Lâm Đồng, DN FDI thâu tóm phần lớn sản lượng cà phê 35.000 tấn/năm của tỉnh.
Lãnh đạo của Vinacafe Buôn Ma Thuột cho biết, mọi năm thu mua được từ 60 – 80 nghìn tấn cà phê nhân, còn giờ cố lắm cũng mua được chưa tới 20 nghìn tấn.
Thất bại của DN trong nước là vì dự đoán sai nhưng đói vốn, lãi suất quá cao, đặc biệt là thiếu quản lý hiệu quả của nhà nước, đã tạo điều kiện cho DN FDI nắm giữ thị trường nguyên liệu, đẩy DN trong nước vào cảnh lao đao. Trong khi đó, tại Brazil, Indonesia, chính phủ tích cực bảo vệ nguồn nguyên liệu cà phê trong nước với các chính sách bảo hộ và ưu đãi cho DN nội địa.
Giá cà phê
Theo Báo CôngThương
Share this article :
 
THƯƠNG HIỆU CÀ PHÊ FIN SỐ MỘT VIỆT NAM - SỰ LỰA CHỌN TỐT NHẤT CHO CÁC CÁC QUÁN CÀ PHÊ LIÊN HỆ :Mr- NGUYỄN VĂN PHÚC | Số điện thoại | 0989.845.458
HOẶC : Miss - LÊ THỊ CHÂM | Số điện thoại | 0916.646.189
Email | coffeefin@gmail.com | caphefin@gmail.com
Copyright © 2011. CÀ PHÊ PHIN VIỆT NAM - All Rights Reserved